top of page

Quốc Lộ là gì? Điểm khác biệt so với các loại đường bộ khác?

  • lordlux35snappi
  • 16 thg 8, 2024
  • 3 phút đọc

Quốc lộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mạng lưới giao thông quốc gia. Những tuyến đường quốc lộ thường vô cùng rộng rãi và thông suốt. Vậy quốc lộ là gì? Đóng vai trò gì trong mạng lưới đường bộ quốc gia? Cùng Chung cư Lavita Charm khá phá ngay!


Quốc lộ là gì?

Quốc lộ nằm trong hệ thống giao thông quốc gia, kết nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của đất nước. Quy mô quốc lộ thông tường tương đối lớn, nhiều làn xe, luôn đảm bảo giao thông thông suốt. Đây là tuyến đường mà nhiều loại phương tiện giao thông có thể tham gia. Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.




Làm rõ điểm khác biệt với các loại đường bộ khác

Để hiểu hơn về khái niệm quốc lộ là gì cùng tìm điểm khác biệt giữa các loại đường bộ tại Việt Nam ngay bên dưới đây nhé!



Quốc lộ

Là hệ thống đường bộ quan trọng nhất trong mạng lưới giao thông quốc gia, kết nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của đất nước.

Đặc điểm:

  • Vị trí: Nằm trong hệ thống giao thông quốc gia, kết nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của đất nước.

  • Quy mô: Lớn, hạ tầng hiện đại, nhiều làn xe, đảm bảo lưu thông thông suốt và an toàn.

  • Lưu lượng giao thông: Lớn, đa dạng các loại phương tiện giao thông.

  • Vai trò: Quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

  • Quản lý: Do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.



Đường tỉnh

Là hệ thống đường bộ quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh, kết nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, khu vực quan trọng của tỉnh với nhau và với quốc lộ.

Đặc điểm:

  • Vị trí: Nằm trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.

  • Quy mô: Nhỏ hơn quốc lộ, có thể có từ 2 đến 4 làn xe.

  • Lưu lượng giao thông: Khá lớn, chủ yếu là các phương tiện giao thông trong tỉnh.

  • Vai trò: Quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện giao lưu, kết nối giữa các địa phương trong tỉnh.

  • Quản lý: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định,


Đường huyện

Là hệ thống đường bộ quan trọng trong mạng lưới giao thông của huyện, kết nối trung tâm hành chính huyện với các xã, thị trấn và với đường tỉnh.

Đặc điểm:

  • Vị trí: Nằm trong phạm vi địa giới hành chính của huyện.

  • Quy mô: Nhỏ hơn đường tỉnh, có thể có từ 1 đến 2 làn xe.

  • Lưu lượng giao thông: Trung bình, chủ yếu là các phương tiện giao thông trong huyện.

  • Vai trò: Quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo điều kiện giao lưu, kết nối giữa các xã, thị trấn trong huyện.

  • Quản lý: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.


Đường chuyên dùng

Phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đặc điểm:

  • Vị trí: Có thể nằm ở khu vực nội thành, nội thị hoặc khu vực ngoài đô thị.

  • Quy mô: Đa dạng, tùy theo nhu cầu sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

  • Quy định: Do cơ quan hành chính tương đương quyết định.


Tốc độ cho phép trên đường quốc lộ

Mỗi loại xe khác nhau sẽ có giới hạn tốc độ quy định khác nhau.


Đối với xe ô tô

  • Trong khu đông dân cư, đường có hai làn xe cơ giới thì tối đa là 60km/h

  • Trong khu đông dân cư có một làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 60 Km/h

  • Ngoài khu vực đông dân cư, đường có hai làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 90 Km/h

  • Ngoài khu vực đông dân cư, đường có một làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 80 Km/h

●     Đường cao tốc tối đa là 120 Km/h


Đối với xe gắn máy

  • Tốc độ cho phép đối với xe gắn máy trên đường quốc lộ là 40km/h.

  • Trên cao tốc tốc độ tối là là 120 Km/h.


Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được thắc mắc về đường ốc lộ là gì và hiểu hơn về các loại đường bộ tại Việt Nam Nhé!

 
 
 

Comments


Tầng 3, Tháp B tòa nhà Viettel Complex, 285 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Đăng Ký Nhận Tin

Liên Hệ

bottom of page